Bất kể email spam (thư rác) được định nghĩa theo kĩ thuật nào thì chúng ta cũng có thể đồng ý rằng nó là email mà không ai mong muốn, và chúng ta không thích nó. (Trừ khi bạn là spammer.)
Trong cuộc chiến chống lại email spam, một số tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng spam trap (bẫy thư rác) để tìm và ngăn chặn các spammer (người gửi thư rác). Spam trap là một địa chỉ email được kích hoạt không phải để sử dụng, mà là để giám sát. Nếu spam trap của bạn nhận được một email thì địa chỉ email của người gửi sẽ không thể tiếp tục gửi email tới bạn được nữa.
Có rất nhiều spam trap trên mạng. Chúng đang được quản lý bởi các nhân viên của các tổ chức chống spam lớn như: Spamhaus, SURBL, các công ty bảo mật như: TrendMicro và McAfee, các nhà cung cấp dịch vụ Internet trên toàn quốc và máy chủ email của các tập đoàn. Như vậy, sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và độ chính xác của spam trap đã khiến cho nó không thể bỏ lọt bất kì cảnh báo nào khi có một người dùng “dính bẫy”.
Đội giám sát email spam thường nhận được thắc mắc từ phía người sử dụng email như: “Làm thế nào mà spam trap lấy được danh sách email của tôi?” Có nhiều loại spam trap khác nhau, và chúng có những cách đặc biệt của riêng mình để đưa “mồi nhử” vào trong danh sách email của bạn.
Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra các kiểu spam trap và một số kịch bản phổ biến có thể đưa danh sách email của bạn vào con đường nguy hiểm.
- Các lỗi đánh máy
Có thể địa chỉ email của khách hàng có dạng “abc@majorisp.com”, bạn lại gõ sai thành “abc@magorisp.com” do một tai nạn nào đó. Thật không may abc@magorisp.com là một spam trap và kể từ đó, nó sẽ báo cáo email của bạn là spam. Về mặt kỹ thuật, địa chỉ email khách hàng đó đã không còn nằm trong danh sách nhận email của bạn.
Tương tự, các spam trap là những địa chỉ email giả thường có dạng như “sadafdf@sdfdsdsa.com” hoặc “my@email.com” thường được đưa vào các form trên mạng hoặc các giỏ hàng khi mua sắm trên mạng mà không yêu cầu xác nhận qua email. - Địa chỉ email hoặc tên miền hết hạn
Giả sử bạn sử dụng địa chỉ email thường dùng trong việc kinh doanh của mình để đăng ký nhận email newsletter. Mọi việc đều tốt đẹp cho đến khi bạn bị doanh nghiệp đó sa thải.
Doanh nghiệp đó sẽ xóa địa chỉ email của bạn ngay lập tức. Đến năm sau, doanh nghiệp đó đã cảm thấy chán ngấy các email spam; và thế là họ kích hoạt email của bạn thành một spam trap. Kể từ khi bạn ngừng sử dụng email đó, doanh nghiệp sẽ coi bất cứ ai từng gửi các email hợp pháp cho bạn trong thời gian qua đều đã loại địa chỉ email của bạn ra khỏi danh sách email của họ. Chỉ có các spammer mới không bao giờ “làm sạch” và loại bớt các địa chỉ trong danh sách email của họ mà vẫn tiếp tục gửi email cho một địa chỉ email “đã chết” từ lâu.
Một số tổ chức chống email spam thậm chí còn mua các tên miền hết hạn và coi tất cả các email gửi đến nó là email spam. Khi một tên miền bị hết hạn, chúng ta coi các email bị từ chối là bị hỏng mềm (soft bounce) trong trường hợp tên miền đang gặp khó khăn tạm thời (Ví dụ: Doanh nghiệp quên trả tiền cho các hóa đơn nên bị ngừng cung cấp dịch vụ). Các spam trap thường đợi vài năm trước khi kích hoạt sử dụng một tên miền đã hết hạn. Do đó, bạn hoàn toàn có thể gửi vài email tới một tên miền hết hạn khi mà chủ sở hữu ban đầu sử dụng lại địa chỉ email đó. - Mua danh sách email
Thử tưởng tượng một tình huống thế này:
Bạn nghĩ rằng mình đang có một sản phẩm tốt nhất thế giới, và bạn muốn tất cả mọi người trên thế giới đều biết về nó. Nhưng có rất ít người đăng ký vào danh sách email của bạn. Mà bạn lại nghèo. Vì thế, bạn quyết định lên mạng và mua một danh sách các địa chỉ email. Bạn tin đó là những địa chỉ email hợp lệ của những người quan tâm đến sản phẩm của mình. Nhưng kết quả thì tài khoản gửi email của bạn lại bị khóa.
(Nếu bạn loại bỏ danh sách email đã mua và cam kết sẽ không tái phạm thì có thể bạn sẽ được nhà cung cấp dịch vụ email marketing hay các dịch vụ ESP ( Gmail, yahoo … ) tha thứ, tài khoản email của bạn lại được hoạt động trở lại. Nhưng họ sẽ tiếp tục theo dõi mọi hoạt động tiếp theo của bạn).
Có nhiều loại spam trap trong trường hợp này, trong đó có: đập vụn (scrap), thu hoạch (harvest) và gieo rắc(seed). Mỗi kỹ thuật riêng biệt đó đều có cách hoạt động riêng của nó, nhưng chúng chỉ ở trong danh sách email của bạn nếu bạn mua chúng, nhận chúng từ doanh nghiệp khác hoặc tham gia vào một số loại phối hợp cùng đăng ký (co-registration). Về cơ bản, chúng không bao giờ opt-in để nhận email của bạn.
Dịch giả: Nếu bạn không rành về Email hay các cách thức tránh Spam TRAP, tốt hơn hết bạn nên tìm một dịch vụ tư vấn về Email marketing hỗ trợ bạn. Bạn sẽ thấy số tiền bạn bỏ ra chả đáng gì so với hiệu quả mang lại cho thương hiệu hay danh tiếng của công ty bạn
Spam trap xấu xa đến mức nào?
Khi đã có một địa chỉ email xấu trong danh sách email của bạn thì điều gì sẽ xảy ra?
Các nhánh của việc đánh bẫy spam trap có thể rất chênh lệch về mức độ nghiêm trọng, tùy thuộc vào loại spam trap bạn dùng, cách tổ chức hoạt động cho spam trap và cách mà bạn thường dùng nó. Nếu xét theo khía cạnh cực đoan, một nhà cung cấp dịch vụ Internet hoặc tổ chức bảo mật có thể khóa địa chỉ IP (hoặc toàn bộ dải địa chỉ IP) mà từ đó các email spam được gửi đi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người sử dụng email. Đó là lý do tại sao chúng tôi rất nghiêm túc trong việc giải quyết các khiếu nại và thông báo về spam trap.
Nhưng bạn có thể thắc mắc là: “Tôi có thể tiếp tục phát triển danh sách email của mình khi đã bị dính spam trap không? Chỉ có một spam trap trong danh sách 5 triệu email không phải là một điều quá tệ chứ?”
Tổ chức mà đang chạy spam trap không biết bạn gửi email cho 5 người hay 5 triệu người. Họ không quan tâm đến điều đó. Spam trap là triệu chứng biểu hiện của một vấn đề, là một dấu hiệu nhắc nhở bạn cần phải cải thiện việc thu thập các email cho danh sách email của mình.
Nếu bạn đang dính vào một spam trap thì đó cũng có thể là một cơ hội tốt để bạn gửi email cho những người chưa đăng ký nhận email của bạn. Có thể địa chỉ email mà bạn vô tình gõ sai/viết sai lại là của một công ty có thật. Cũng có thể địa chỉ email đó của một nhân viên đã bị sa thải, nhưng nó lại được một nhân viên mới của doanh nghiệp đó tái sử dụng. Vì thế, việc bạn gửi email tới địa chỉ email đó chính là spam.
Đó là lý do tại sao các giải pháp không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm và loại bỏ spam trap khỏi danh sách email của bạn. Các tổ chức chống email spam sẽ làm cho việc tìm kiếm các địa chỉ spam trap trên thực tế là rất khó khăn. Thêm vào đó, họ sẽ đảm bảo toàn bộ danh sách email của bạn đều là email “sạch”. Khi đó người dùng email sẽ nhận được ít email spam hơn. Đó là điều mà tất cả chúng ta đều đánh giá cao.
Làm thế nào để danh sách email của bạn “miễn nhiễm” với spam trap?
Cho dù bạn đã từng dính spam trap hay chưa thì việc duy trì một danh sách email “sạch” vẫn luôn là một ý tưởng tốt. Cứ cách 6 tháng bạn nên làm sạch danh sách email của mình bằng cách loại bỏ bớt các địa chỉ email và người đăng ký nhận tin trong danh sách email cũ. Hầu hết các spam trap đều có vẻ ngoài rất đơn giản: Chúng là các email không được xếp hạng và không được mở ra bởi người nhận email.
Chúng tôi cũng tự động dọn dẹp các bounce email trong danh sách của bạn. Vì thế bạn không cần phải lo lắng về các email hoặc tên miền bị hết hạn. Nhưng hãy cẩn thận khi di chuyển danh sách email giữa các nhà cung cấp dịch vụ email. Bạn phải luôn ghi nhớ rằng: loại bỏ các email đã hủy đăng ký và “làm sạch” danh sách các email đã đăng ký là một việc rất tốt, vì các email này thường không tiếp tục hoạt động trong danh sách email của bạn nữa.
Lời khuyên tốt nhất mà chúng tôi đưa ra cho bạn là: Hãy sử dụng double opt-in (xác nhận kép) cho việc xác nhận email đăng ký. Đó là cách duy nhất để đảm bảo các địa chỉ email được thêm vào danh sách email của bạn đều là các địa chỉ chính xác, và những người đã đăng ký thực sự muốn nhận email từ bạn.